Làm thêm khi du học Nhật Bản và những chú ý cơ bản

Chủ nhật,12/03/2017 | 8:53:34 GMT+7 - Người đăng bài : duhocnhat - Đã đọc 1096

Để có thể giúp đỡ gia đình một số sinh viên Việt Nam hầu hết đều cố gắng tìm cho mình những công việc làm thêm ngoài giờ. Nhà Nước Nhật Bản đã có những quy định rõ ràng cũng như tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm mà không ảnh hưởng đến việc học.

Tuy nhiên, sinh viên xin đi làm thêm cũng cần chú ý những điều cơ bản, để tránh những rắc rối không nên có.

22

1/ Làm thêm khi du học Nhật Bản

Du học sinh có thể làm thêm không quá 28 tiếng / tuần sau khi đã được cấp giấy phép “hoạt động ngoài tư cách lưu trú” với điều kiện đó là công việc không ảnh hưởng đến thành tích học tập và không phải là những ngành nghề bị cấm hoạt động.

2/ Ghi chép và lưu giữ những quy định về điều kiện lao động

Khi đi làm thêm, tốt nhất là bạn nên có được hợp đồng tuyển dụng từ phía chủ sử dụng lao động . Tuy nhiên, theo tập quán ở Nhật Bản hầu như không có hợp đồng lao động được ký cho các trường hợp làm thêm.

Vì vậy, trong lần đầu phỏng vấn, bạn hãy dựa vào lý do như “vốn tiếng Nhật còn hạn chế nên nếu hiểu sai thì sẽ phát sinh vấn đề” để nhờ người phụ trách tuyển dụng lao động ghi lại những thông tin liên quan đến ngày làm việc, thời gian làm việc, nội dung công việc, tiền lương, ngày trả lương, tên và số điện thoại của người phụ trách tuyển dụng…

Nếu người chịu trách nhiệm từ chối những điều trên, sinh viên làm thêm khi du học Nhật Bản có thể tự ghi lại rồi nhờ họ kiểm tra. Ghi chép này giúp chúng ta tránh được những rắc rối do hiểu lầm không đáng có và giải quyết những rắc rối nảy sinh sau này. Trường hợp tìm việc trên báo và các tạp chí, bạn nên cắt rời và lưu giữ thông báo tuyển dụng đó.

113/ Ghi chép và nghiêm cấm đi muộn hoặc nghỉ không lý do.

Để phòng trừ rắc rối như không được trả tiền lương, sinh viên hãy ghi lại cẩn thận thời gian đã làm việc và số tiền lương đã nhận và dù chỉ là việc làm thêm nhưng không có nghĩa là bạn được tùy ý đến muộn giờ làm hay nghỉ không xin phép, hãy nhớ liên lạc với nơi mình làm khi có sự cố gì đó xảy ra trước giờ làm.

Trường hợp bị tai nạn khi làm việc, luật bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại lao động của Nhật Bản được áp dụng trong trường hợp  người nước ngoài gặp tai nạn khi làm việc hoặc trong quá trình di chuyển giữa nơi ở đến chỗ làm.

Nếu bị thương ở nơi làm việc, sinh viên làm thêm khi du học Nhật Bản hãy báo cáo với người phụ trách để nhận được sự chữa trị kịp thời. Với trường hợp gặp tai nạn giao thông trên đường đi, hãy báo cảnh sát đồng thời chữa trị ngay vết thương. Sau khi được điều trị, hãy thảo luận với người phụ trách về việc giải quyết sau đó..

Trong trường hợp người lao động và bên tuyển dụng không tự mình giải quyết được vấn đề mà hai bên gặp phải, trung tâm tư vấn sẽ hỗ trợ cho đến khi mọi rắc rối được tháo gỡ. Ở Sở lao động thuộc các tỉnh, thành phố, thường có văn phòng thanh tra tiêu chuẩn lao động, tại đây có nhiều phòng tư vấn cho người nước ngoài nên khi gặp các rắc rối như không được trả tiền lương đúng thời hạn…Hãy nhờ trợ giúp từ phía họ khi gặp khó khăn bạn nhé!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan